Trang chủ Liên hệ

Một Giờ Tập Gym Đốt Bao Nhiêu Calo?

Enterprise 22/12/2021

Đây là câu hỏi của hầu hết những người tập gym. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu vì dù tập gym với mục đích gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu để cân đối cường độ luyện tập và chế độ dinh dưỡng. Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi: 1 giờ tập gym đốt bao nhiêu calo?

Một ngày nên đốt cháy bao nhiêu calo?

Lượng calo đốt cháy được sau mỗi bài tập là khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tìm hiểu xem các bài tập thông thường đốt cháy khoảng bao nhiêu calo.

Trên đây chỉ là một số ví dụ để bạn đọc có thể hình dung ra lượng calo có thể đốt cháy được trong 1 giờ.

Để có được kết quả tốt nhất sau quá trình tập luyện thì bạn nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên.

Tính toán lượng calo cần thiết cho cơ thể

Bên cạnh việc tính toán lượng calo có thể được đốt cháy thông qua quá trình luyện tập thì chúng ta cũng cần tính toán lượng calo nạp vào sao cho đảm bảo về dinh dưỡng và duy trì tốt các hoạt động khác bên cạnh việc luyện tập.

Mỗi người tập gym đều sẽ có những mục đích khác nhau. Ví dụ như người muốn tăng cân thì cần tiêu thụ lượng thực phẩm lớn hơn tổng mức calo cơ thể cần. Và ngược lại, người muốn giảm cân sẽ cần giảm lượng thực phẩm ăn hàng ngày kết với luyện tập. (Đối với những bạn đọc muốn giảm cân thì chúng tôi luôn muốn khuyên rằng hãy giảm cân lành mạnh).

Dưới đây là 3 công thức tính BMR để tính lượng calo cần thiết cho cơ thể. Mỗi công thức đều có đặc điểm riêng. Mời bạn đọc tham khảo:

Tên công thức tính Công thức Lưu ý Đặc điểm
Công thức Harris-Benedict

Nam giới: BMR = 66 + (13,7 x trọng lượng) + (5 x chiều cao) – (6,8 x tuổi).

Nữ giới: BMR = 655 + (9,6 x trọng lượng) + (1,8 x chiều cao) – (4,7 x tuổi).

Trọng lượng: kg

Chiều cao: cm

Tuổi: năm

Những người nhiều cơ bắp hoặc cân nặng quá lớn, chỉ số BMR tính theo cách này thường không chính xác.
Công thức Mifflin St Jeor

Nữ giới: BMR = (10 × trọng lượng) + (6,25 × chiều cao) - (5 × tuổi) - 161.

Nam giới: BMR = (10 × trọng lượng) + (6,25 × chiều cao) - (5 × tuổi) + 5.

Trọng lượng: kg

Chiều cao: cm

Tuổi: năm

Công thức này được cho là có độ chính xác cao nhất hiện nay.
Công thức Katch-McArdle BMR= 370 + (21,6 x LBM) LBM = Cân nặng - (Cân nặng x Tỉ lệ mỡ/100)

Công thức này có tính toán đến tỉ lệ mỡ của cơ thể.

Bạn đọc có thể áp dụng 1 trong những công thức này cho mình. Tuy nhiên kết quả tính ra chỉ gần đúng và chỉ tham khảo để chúng ta có thể dựa vào đó để xây dựng được thực đơn ăn uống hợp lý. Và cũng đừng quên tham khảo cả ý kiến của những huấn luyện viên.

Hy vọng rằng đây sẽ là bài viết bổ ích và có thể hỗ trợ các bạn xuyên suốt quá trình luyện tập. Chúc các bạn sẽ có kết quả tốt sau quá trình tập luyện chăm chỉ.

Bài viết liên quan